Người ta thường hay ví Project Manager (PM) là CEO của sản phẩm. Nghe thật ngầu và cũng giúp người nghe dễ mường tượng công việc mà PM phải chịu trách nhiệm.
Nhưng phải tới khi bản thân được trải nghiệm role này và tiếp xúc cùng các PM khác, tôi mới thực sự hiểu rằng công việc của một PM thử thách đến thế nào.
Từ việc lên ý tưởng cho cả một sản phẩm dựa vào một vài gạch đầu dòng của stakeholder, đến việc trao đổi với team phát triển xem cái nút màu gì, đặt ở vị trí nào… PM hàng ngày phải thực hiện cả một danh sách task dài kèm những đầu việc không tên để có thể đến được ngày sản phẩm ra mắt.
Nhưng hãy gác lại sự hào hứng của ngày “launch day” sang một bên, bài viết này sẽ tập trung vào con đường gập ghềnh mà PM phải đi. Hay cụ thể hơn là làm sao để PM và cả team phát triển có thể đưa ra những quyết định lớn, bé trong quá trình phát triển sản phẩm?
Thông thường, PM sẽ đưa ra quyết định dựa trên các phương pháp sau:
🔹 Học hỏi best practice
🔹 Kinh nghiệm cá nhân
🔹 Trực giác
🔹 Và có lẽ ít được dựa vào nhất: UX Research.
Trong số 4 phương pháp trên, chỉ có phương pháp UX Research là thực sự user centric. Đây là khái niệm chúng ta đã nghe thấy nhiều trong thời gian gần đây thông qua các talkshow của các startup, doanh nghiệp tại Silicon Valley. Vậy user centric có gì mà ghê gớm vậy?
Hãy tạm gác những KPI, thử thách bộn bề của công việc hiện tại để cùng nhau quay lại với lý do tại sao chúng ta nên phát triển sản phẩm với cách tiếp cận user-centric (lấy người dùng làm trung tâm.)
Theo tư duy user centric, một team product muốn thành công cần phải Hiểu người dùng thực tế của sản phẩm là ai và đặt họ làm trung tâm trong mỗi quyết định khi phát triển sản phẩm. Điều này sẽ có tác dụng hữu ích tới mọi thành viên trong nhóm phát triển sản phẩm:
👩💼 Founder/PM: Truyền tải ý tưởng gần gũi, thực tiễn hơn cho đồng đội. Tạo động lực gắn kết các thành viên thông qua mục tiêu tạo giải pháp cho người dùng.
👩🎨 Designer: Đây là kim chỉ nam cho từng thiết kế, tính năng.
🧑💻 Developer: Hiểu hơn về những tác động của từng dòng code tới trải nghiệm của người dùng.
Một sản phẩm không phù hợp với user sẽ tạo ra trải nghiệm không tốt cho người dùng, hệ quả nhẹ là sản phẩm khó dùng hay tính năng không được hợp lý với nhu cầu của người dùng, nặng thì có thể khiến cho những sản phẩm số dù có định hướng tốt mà vẫn không đạt được mục tiêu và để tuột người dùng sang ứng dụng khác…
Nhưng ở thời điểm hiện tại, sẽ thật khó để định hướng sản phẩm theo user-centric nếu ngay từ đầu team product không nắm bắt người dùng của mình. Hay cho dù đã nắm được, thì cũng không có gì đảm bảo rằng nhu cầu của người dùng sẽ không thay đổi trong tương lai gần.
Đó cũng là lí do UX Research tồn tại.
UX Research sẽ giúp các team product:
👉 Nắm phần chuôi: Giúp cả team hiểu khách hàng – hay user của mình là ai? Họ đang gặp vấn đề gì? Họ muốn gì và vào thời điểm nào?
👉 Nắm phần ngọn: Làm sao design hay giải pháp này phù hợp với người dùng và thị trường thay vì là một bản copy lãng phí?
👉 Cân bằng mục tiêu giữa nhu cầu của người dùng và mục tiêu kinh doanh
👉 Và cuối cùng quan trọng nhất: Quyết định của mỗi cá nhân là cảm tính hay là những lập luận đã có chứng minh?
Chúng ta có thể thấy UX Research không chỉ dừng lại ở việc tìm ra vấn đề. Những thông tin quý báu từ kì vọng người dùng còn mang lại cơ hội rất mới cho doanh nghiệp.
Quay lại thực tế: Mặc dù chúng ta đều không thể phủ nhận rằng việc phát triển sản phẩm không dựa vào UXR là không user-centric, là đi ngược với cốt lõi của quy trình “design thinking” (vốn đang được tích hợp vào trong những team phát triển sản phẩm). Nhưng tại Việt Nam, UX Research vẫn chưa được ứng dụng một cách phổ biến. Tại sao lại như vậy?
Trong một khảo sát của OLabs trên cộng đồng thiết kế & phát triển sản phẩm, nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc team chưa thực hiện UXR là:
1️⃣ Không biết kết quả là gì
2️⃣ Chưa thấy sự hiệu quả
3️⃣ Tốn thời gian, chi phí
4️⃣ Không biết cách thực hiện
Nhận thấy những nguyên nhân này có thể ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng của một sản phẩm, team OLabs đã nghiên cứu và phát triển giải pháp giúp team sản phẩm tại Việt Nam dễ dàng thử nghiệm và tiếp cận với UX Research hơn: Đó là UX Clinic.
UX Clinic là giải pháp giúp doanh nghiệp tại Việt Nam triển khai trọn vẹn một chiến dịch UX Research trên sản phẩm kéo dài trong 2 tuần.
Trong 2 tuần này, OLabs sẽ thực hiện trọn gói việc lên kế hoạch, nghiên cứu, phân tích dữ liệu và báo cáo. Phía đối tác – khách hàng sẽ không cần phải tốn nhiều effort mà vẫn có thể nhận được report trọn vẹn.
Bên cạnh đó, OLabs sẽ hỗ trợ team product của đối tác khai thác báo cáo và học hỏi cách thực hiện UX Research.
Là agency đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ nghiên cứu UX độc lập, OLabs cam kết chỉ sau 2 tuần, doanh nghiệp có thể nắm vững giá trị của UX Research và quyết định có nên ứng dụng process này vào quy trình phát triển sản phẩm hay không.
Tìm hiểu thêm về giải pháp UX Clinic tại: olabs.onteractive.eu/ux-clinic
Mọi thông tin liên quan tới dịch vụ UX Clinic xin vui lòng liên hệ:
Email: olabs@onteractive.eu
Fanpage Facebook: OLabs – UX Research Labs
Cập nhật những thông tin mới nhất về UX mỗi ngày.
OLabs giúp đối tác và độc giả mở ra cơ hội tạo ra sản phẩm & dịch vụ có trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời thông qua chuyên môn nghiên cứu người dùng & tư vấn chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm.
8th Floor, LADECO building, 266 Doi Can, Ba Dinh, Hanoi