Khái niệm
Purposive Sampling, hay kỹ thuật lấy mẫu lựa chọn, là một một kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất. Trong đó, nhà nghiên cứu chọn mẫu dựa trên kiến thức của họ về quần thể và mục đích của nghiên cứu. Thay vì chọn ngẫu nhiên, nhà nghiên cứu chủ động tìm kiếm những người tham gia có đặc điểm hoặc kinh nghiệm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu được đề ra.
Ví dụ
Để UT luồng onboarding mới cho người dùng mới, nhà nghiên cứu quyết định chiêu mộ những người dùng mới sử dụng app được một thời gian ngắn (2 tuần đổ lại) hoặc những người chưa từng sử dụng app.
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: lấy mẫu có chủ đích thường nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với các phương pháp lấy mẫu xác suất.
- Thu thập thông tin chuyên sâu: kỹ thuật này cho phép nhà nghiên cứu tập trung vào những người có thể cung cấp thông tin chi tiết và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
- Phù hợp với nghiên cứu định tính: lấy mẫu có chủ đích thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính, nơi mục tiêu là hiểu sâu sắc về một hiện tượng hơn là đưa ra kết luận tổng quát.
Nhược điểm
- Thiếu tính đại diện: mẫu được chọn theo phương pháp này có thể không đại diện cho toàn bộ quần thể, do đó kết quả nghiên cứu không thể được khái quát hóa.
- Tính chủ quan của kỹ thuật: việc lựa chọn mẫu phụ thuộc vào kiến thức và phán đoán của nhà nghiên cứu, dẫn đến nguy cơ bias khi chiêu mộ.
- Khó đánh giá độ tin cậy: do tính chất phi xác suất của kỹ thuật lấy mẫu, khó có thể đánh giá độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sau khi thu thập dữ liệu.
Ứng dụng trong UX Research
Kỹ thuật lấy mẫu lựa chọn hoàn toàn phù hợp khi nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu sâu về một vấn đề thay vì chỉ mô tả thực trạng. Tuy nhiên, cần lưu ý tới các tiêu chí đặc điểm của mẫu khi sàng lọc và chiêu mộ, cũng như xác định các rủi ro gặp phải khi chọn mẫu theo chủ đích của nhà nghiên cứu.