Khái niệm
Mô hình Tải Nhận thức được phát triển bởi John Sweller vào năm 1980. Theo học thuyết này, bộ nhớ ngắn hạn của con người chỉ có thể xử lý một lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian ngắn. học thuyết đặt ra quan điểm khi lượng thông tin quá lớn hoặc quá phức tạp, người tiếp nhận thông tin dễ bị quá tải, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
Phân loại
- Intrinsic Cognitive Load (Tải Tâm lý Nội tại): liên quan đến mức độ phức tạp của chính nội dung mà người dùng đang học hoặc tương tác với. Các tác vụ phức tạp đòi hỏi nhiều năng lực nhận thức hơn và làm tăng intrinsic load.
- Extraneous Cognitive Load (Tải Tâm lý Ngoại lai): phát sinh từ cách thức mà thông tin được trình bày, thiết kế giao diện, hoặc cách thức người dùng phải xử lý thông tin. Tải ngoại lai không đóng góp vào việc học hỏi hoặc thực hiện nhiệm vụ, vì vậy nên được giảm thiểu.
- Germane Cognitive Load (Tải Tâm lý Cần thiết): người dùng phải sử dụng tải tâm lý này để xử lý và tổ chức thông tin mới sao cho nó có thể giúp họ học hỏi hoặc hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Ví dụ
Duolingo là một trường hợp điển hình ứng dụng Mô hình Tải Nhận thức một cách tối ưu vào sản phẩm của mình.
- Thiết kế giao diện trực quan và dễ tiếp cận: Duolingo chỉ hiển thị một lượng thông tin vừa phải trên mỗi bài học, giúp người dùng học tập trung tiếp thu một lượng kiến thức vừa phải mà không bị choáng ngợp. Bên cạnh đó, các hình ảnh và biểu tượng được sử dụng giúp người dùng liên kết với bài học giúp thúc đẩy quá trình ghi nhớ kiến thức.
- Phân chia bài giảng hợp lý: Duolingo phân chia các bài giảng với thường lượng ngắn và tập trung vào một lượng kiến thức nhất định, giúp người dùng bị quá tải kiến thức trong quá trình học.
Ứng dụng vào UX Research
Đội ngũ thiết kế cần đảm bảo người dùng tiếp nhận một lượng thông tin phù hợp khi sử dụng sản phẩm, thúc đẩy khả năng tiếp thu và ghi nhớ. Điều này tránh ảnh hưởng cảm xúc của người dùng khi bị "ngộp", gây ra các trạng thái tinh thần tiêu cực và giảm thiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm.