Khái niệm
Phương pháp lấy mẫu phi xác suất là một phương pháp chọn mẫu, trong đó các cá nhân trong cùng một nhóm/cộng đồng đều có cùng cơ hội (cùng xác suất) để được chọn làm mẫu nghiên cứu. Cách tiếp cận này nhằm đảm bảo mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao cho toàn bộ nhóm/cộng đồng, giúp chúng ta đưa ra các kết luận nghiên cứu tin cậy khi ứng dụng vào nhóm/quần thể đó.
Phân loại kỹ thuật
1. Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện (Convenience Sampling): chọn mẫu dựa trên sự thuận tiện và dễ dàng tiếp cận mẫu.
2. Kỹ thuật lấy mẫu lựa chọn (Purposive Sampling): chọn mẫu dựa trên sự đánh giá chủ quan của người nghiên cứu về việc ai là người phù hợp nhất để tham gia nghiên cứu.
3. Kỹ thuật lấy mẫu kiểm soát (Quota Sampling): chia quần thể thành các nhóm dựa trên các đặc điểm cụ thể, sau đó chọn một số lượng mẫu nhất định từ mỗi nhóm.
4. Kỹ thuật lấy mẫu theo phân bố nhánh (Snowball Sampling): chọn một số ít người tham gia nghiên cứu, sau đó yêu cầu họ giới thiệu thêm những người khác có đặc điểm tương tự.
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: phương pháp này thường nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với lấy mẫu xác suất.
- Phù hợp với nghiên cứu ở giai đoạn khám phá: thích hợp cho các nghiên cứu ban đầu hoặc khi không có đủ thông tin về quần thể.
- Dễ thực hiện: không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn về thống kê.
Nhược điểm
- Thiếu tính đại diện: mẫu có thể không phản ánh đầy đủ đặc điểm của quần thể, dẫn đến kết quả nghiên cứu không chính xác.
- Sai lệch chủ quan: sự lựa chọn mẫu dựa trên ý kiến chủ quan của người nghiên cứu có thể gây ra sai lệch.
- Khó khái quát hóa kết quả: kết quả nghiên cứu thường khó áp dụng cho toàn bộ quần thể, cần thực hiện các kiểm định trong nghiên cứu để thống kê
Ứng dụng trong UX Research
Trong UX Research, phương pháp này thường được sử dụng khi cần thu thập phản hồi nhanh chóng từ một nhóm người dùng cụ thể. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp này, nhà nghiên cứu cần lưu ý đến những điểm hạn chế của nó và thận trọng trong việc khái quát hóa kết quả nghiên cứu.